Tuy được biết đến là một đất nước hiện đại, tuy nhiên Nhật Bản cũng trở nên lạc hậu với những công cụ từ thời “ông bà anh” vẫn được dùng phổ biến trong đời sống ngày nay. Cùng khám phá với Nam Triều nhé!
1. Máy fax
Nhật Bản là quốc gia vẫn tiếp tục sử dụng máy fax phổ biến như một công cụ gửi tin nhắn hữu hiệu, dù nhiều người đã cho rằng đây là một công cụ lỗi thời. Phổ biến ở Nhật từ những thập niên 1980, máy fax vẫn là phương thức liên lạc truyền thống được ưa chuộng tại nơi công sở thay vì các dịch vụ trực tuyến như Skype hay Dropbox. Theo con số thống kê của chính phủ Nhật Bản, khoảng 58,6% hầu hết các hộ gia đình Nhật sở hữu máy fax có chức năng điện thoại.
Máy fax là thứ không thể thiếu ở nơi công sở Nhật Bản.
Tình yêu dành cho máy fax của người Nhật Bản có thể dùng một câu nói như này để khái quát: “Cho dù ngoài kia có vô số người nhưng anh chỉ yêu mãi mình em”. Dù cho công nghệ trên thế giới có phát triển như thế nào đi chăng nữa thì những chiếc máy fax vẫn luôn là thứ không thể thiếu đối với người Nhật. Vậy tại sao họ lại chung thủy với máy fax đến vậy?
Có ba lý do chính ở đây: Thứ nhất, Nhật Bản là quốc gia được biết đến với dân số già, nhiều người lớn tuổi nói rằng họ đã quen với việc sử dụng máy fax và cảm thấy khó khăn nếu phải dùng những công nghệ mới như email. Thứ hai, với những lo ngại về tính bảo mật của thông tin, người Nhật vẫn giữ máy fax cho đến tận ngày hôm nay. Bên cạnh đó, người Nhật yêu thích các chữ viết tay và luôn cảm thấy ghét những con chữ “lạnh lùng” trên văn bản được soạn thảo bằng phần mềm trên máy tính.
Dù ai nói ngả nói nghiêng, máy fax là thứ không thể thiếu.
Người Nhật với thói quen đã ăn sâu vào trong gốc rễ không dễ dàng từ bỏ như máy fax. Đây vẫn còn là một bài toán khó cho chính phủ Nhật Bản để tìm cách thực hiện kế hoạch khai tử những công cụ lạc hậu và lỗi thời khỏi đời sống cộng đồng
2. Con dấu “hanko”
Con dấu “hanko” hay còn được gọi là inkan (印鑑), là vật bất ly thân của nhiều người Nhật Bản bởi nó xác nhận trách nhiệm và các nhiệm vụ của họ trong mọi việc. Con dấu được xuất hiện vào năm 750 khoảng cuối của thời kỳ Nara từ giới quý tộc và được sử dụng rộng rãi trên toàn đất nước Nhật vào thời Meiji (1868 -1912).
Con dấu hanko nhìn nhỏ nhưng “có võ” lắm nhé!
Có lẽ Nhật Bản là một trong số ít quốc gia vẫn dùng con dấu để ký tên. Ở Nhật, có 3 loại con dấu cá nhân phổ biến, đó là: Jitsuin (con dấu được đăng ký chính thức, mua những thứ có giá trị cao), Ginkoin (sử dụng cho các giao dịch ngân hàng), Mitomein (ký tắt tài liệu nơi làm việc hoặc trên biên lai giao đồ). Con dấu rất đa dạng màu sắc, chất liệu khác nhau nên rất khó để làm giả được. và được làm Vì hanko có rất nhiều loại, mà mỗi người thì khắc tên theo mẫu khác nhau, chất liệu khác nhau, nên việc làm giả rất khó.
Con dấu "hanko" ở Nhật Bản vô cùng đa dạng.
Tuy chỉ là một món đồ nhỏ nhưng lại có giá trị pháp lý vô cùng lớn. Nhưng trong thời đại 4.0, rất nhiều công nghệ hiện đại lên ngôi. Việc phải mang theo con dấu sẽ hơi phiền toái với nhiều người, bởi ai cũng nghĩ nó chỉ mang tính cá nhân, hay phải mang theo người lúc cần xác nhận gì đó thay vì chỉ cần ký là xong như chữ ký tay và chữ ký điện tử.
Nhưng nhiều người lại mê việc sử dụng con dấu “hanko” thay vì chữ ký tay hay điện tử. Nếu “hanko” được làm từ gỗ quý hiếm hay được đựng trong những chiếc hộp đẹp, nó sẽ giống như một món đồ trang trí tinh xảo. Hanko đối với người Nhật không chỉ là con dấu chữ ký mà nó còn là một nét văn hóa ngoại quốc được xem như niềm tự hào và là biểu tượng của nền văn hóa Nhật Bản.
3. Đĩa mềm
Từ những năm 1960, đĩa mềm ra đời nhưng đã trở nên lạc hậu từ lâu và thay bằng các phương pháp lưu trữ hiệu quả hơn. Theo thống kê, để lưu trữ tương đương với thẻ 32GB cần đến hơn 20.000 đĩa mềm. Đến nay, không có nhiều nơi trên thế giới sử dụng địa mềm vì những nhược điểm như dung lượng lưu trữ không cao và dễ bị hỏng bởi yếu tố của môi trường.
Đĩa mềm vẫn chưa bị khai tử ở Nhật Bản
Tuy nhiên, nhiều hệ thống chính phủ tại Nhật Bản vẫn sử dụng loại đĩa này, cũng như yêu cầu các cơ quan khác phải nộp tài liệu hoặc lưu trữ dữ liệu trên đó.
Được đánh giá là một cường quốc công nghệ, song Nhật Bản vẫn trung thành với đĩa mềm, thứ được đánh giá là lạc hậu so với sự phát triển chóng mặt của những công cụ lưu trữ hiện đại. Có nhiều lý do khiến người Nhật ưu ái sử dụng những loại công cụ này.
Có rất nhiều luật của chính phủ Nhật Bản yêu cầu việc sử dụng đĩa mềm
Thứ nhất, có khoảng 1.900 điều luật của Nhật Bản yêu cầu phải nộp các đơn từ, dữ liệu trên đĩa mềm cho chính phủ. Bên cạnh đó, có 157 điều luật yêu cầu họ gửi dữ liệu cho chính phủ trên đĩa quang, đĩa từ và băng từ. Thứ hai, nguyên nhân về bảo mật cũng khiến các cơ quan chính phủ của Nhật Bản tiếp tục sử dụng đĩa mềm vì vấn đề bảo mật.
Chính phủ Nhật Bản đã rất quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số, những công cụ lạc hậu được đề xuất loại bỏ. Tuy nhiên không nhận được nhiều tín hiệu khả quan từ người dân. Có lẽ việc Nhật Bản từ bỏ những công nghệ lạc hậu này sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức hơn trong tương lai.
Nếu muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản cũng như nhận được lộ trình học tiếng Nhật chi tiết nhất, bạn có thể nhận tư vấn tại: m.me/TiengNhatNamTrieu
Để tìm hiểu khóa học của Nam Triều bạn tham khảo link sau:
- Facebook: https://www.facebook.com/TiengNhatNamTrieu
- Youtube: Tiếng Nhật Nam Triều
- Hotline: 0987 852 668