Tìm hiểu về Nhật Bản qua trang phục truyền thống

Kimono là trang phục truyền thống của Nhật Bản. Nhưng mấy ai biết rằng trang phục này được bắt nguồn ở Trung Quốc, từ những năm 300. Mãi đến khoảng những năm 794 trở đi trang phục này mới chính thức trở thành trang phục riêng của xứ sở hoa Anh Đào và được gọi tên là Kimono.

Theo hoàn cảnh xã hội và văn hóa của từng thời kỳ, những bộ Kimono cũng thay đổi theo, tạo nên sự đa dạng và độc đáo của trang phục đặc biệt này.

Kimono thời kì Heian (794-1192)

Từ triều đại Nara (710 – 794), người Nhật thường mặc một bộ gồm phần trên và phần dưới (quần hoặc váy) tách rời hoặc một bộ quần áo liền. Nhưng vào triều đại Heian, một công nghệ làm kimono mới đã được phát triển. Được biết tới như là phương pháp straight-line-cut (cắt đường thẳng), nó yêu cầu cắt các mảnh vải theo đường thẳng và khâu chúng lại với nhau.

Với công nghệ này, những người làm kimono không còn phải lo lắng về hình dáng của cơ thể người mặc. Những bộ Kimono straight-line-cut đem lại rất nhiều lợi thế như: Rất dễ gấp và phù hợp với mọi thời tiết. Chúng còn được mặc ở bên trong để tạo sự ấm áp trong mùa đông. Kimono được làm từ các loại vải mát như lanh rất thích hợp cho mùa hè. Những lợi thế này giúp cho kimono trở thành một phần trong cuộc sống của những người dân Nhật. Sự kết hợp màu sắc thể hiện màu theo mùa hoặc địa vị chính trị của người mặc.

Thời kỳ Kamakura (1192 – 1338)

Trong thời đại Kamakura(1185-1133), do sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh sĩ và quân nhân nên nhu cầu mặc Kimono không còn cầu kì như trước nữa nên những bộ kosode (kimono tay áo ngắn) đã được đưa vào sử dụng và trở nên rất thịnh hành. Các chiến binh mặc những màu sắc tượng trưng cho thủ lĩnh của họ.

Kimono thời kì Edo (1603 -1868)

Đất nước Nhật Bản bị chia cắt thành các vùng đất phong kiến được các lãnh chúa thống trị. Các samurai của mỗi vùng đất được nhận biết nhờ màu sắc và kiểu mẫu của đồng phục. Do làm nhiều trang phục samurai, tay nghề những nghệ nhân kimono càng ngày càng cao và làm kimono dần trở thành một hình thức nghệ thuật. Kimono trở nên có giá trị hơn và các cha mẹ truyền lại cho con cái như một vật gia truyền.

Thời kì Meiji (1868 – 1912)

Nhật Bản bị ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa nước ngoài. Chính phủ khuyến khích người dân chấp nhận trang phục và tập quán phương Tây. Nhân viên chính phủ và quân đội bị bắt buộc phải mặc trang phục phương Tây cho các sự kiện quan trọng của chính quyền. Đối với các công dân bình thường, khi mặc kimono đến các sự kiện trang trọng, Kimono phải được gắn thêm huy hiệu gia tộc để nhận biết gia tộc người mặc.

Thời kì Showa (1926 – 1989)

Từ thời kì Showa (1926-1989) thiết kế của những bộ kimono cũng trở nên ít phức tạp hơn. Sau thế chiến thứ II khi nền kinh tế Nhật Bản dần được khôi phục thì kimono bắt đầu được ưa chuộng trở lại và được làm ra với số lượng lớn, vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

Kimono thời nay

Xã hội hiện nay, trang phục được đơn giản hóa đi rất nhiều. Chính vì vậy Kimono không còn là trang phục  thường ngày nữa mà đã trở thành bộ lễ phục truyền thống chỉ mặc trong những dịp quan trọng như cưới xin, lễ tết./

 

 

11/03/2021

Bình luận

  • 3182 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?