Trong lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc, có rất nhiều công nữ vì lợi ích quốc gia, dân tộc sẵn sàng hy sinh hạnh phúc của cá nhân mình khi phải gả đi xa xứ. Nhưng trong tất cả, dường như công nữ Ngọc Hoa có kết thúc có hậu hơn cả. 

 

Duyên phận sắp đặt 

Nhắc đến mối lương duyên Việt Nam - Nhật Bản, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian để trở về 400 năm trước. Khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên (hay còn được gọi là Chúa Sãi) trấn giữ Đàng Trong và có cuộc cải cách quan trọng. Đây chính là cơ sở cho triều đình chúa Nguyễn từng bước ly khai dần chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài và góp phần phát triển đất nước. Ông bắt đầu cho mở rộng quan hệ giao thương với nước ngoài, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nước và đưa Hội An trở thành thương cảng quốc tế. 

Cảng quốc tế Hội An phồn thịnh dưới thời Chúa Sãi. 

Song song với thúc đẩy kinh tế, việc xúc tiến quan hệ ngoại giao, giao thương với các nước phương Đông cũng được đặc biệt chú trọng, nhất là Nhật Bản. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên tạo điều kiện thuận lợi trong việc thương nhân nước ngoài có thể đến buôn bán và sinh sống ở Hội An. Không những vậy, ông còn gả công nữ Ngọc Hoa - con gái nuôi cùa mình cho thương nhân Nhật Bản - Araki Sotaro để làm bền chặt hơn nữa quan hệ với giới đại thương Nhật lúc bấy giờ.  

Theo nhiều sử liệu của nước ta, chúa Nguyễn Phúc Nguyên có thái độ đặc biệt tốt đối với Araki Sotaro (người vốn là một samurai - võ sĩ đạo rồi sau chuyển qua nghề buôn). Thương nhân Araki Sotaro lấy thêm tên tiếng Việt là Nguyễn Thái Lang. Ông được chúa giao cho nhiều trọng trách tại Hội An. Đến năm 1619, công nữ Ngọc Hoa vâng lời cha nuôi, là chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả cho nhà lái buôn Nhật Bản có tài này.

Năm 1620, thương nhân Araki đưa vợ mình về Nhật Bản và định cư ở Nagasaki. Đạo diễn Oyama Daisuke cho biết ở Nhật Bản còn lưu truyền nhiều mẩu chuyện về tình yêu của hai người và những tình cảm tốt đẹp mà người dân địa phương dành cho công nữ Ngọc Hoa.

Đám cưới công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản Araki Sorato được tái hiện lại trong lễ hội ở Việt Nam. 

Cuộc sống nơi đất khách của công nữ Ngọc Hoa

Không chỉ xinh đẹp và có tài, công nữ Ngọc Hoa còn được mọi người yêu quý vì sự tốt bụng của mình. Bà thường giúp đỡ những người dân bản địa trong việc giao thương với Việt Nam. Hiện nay, một số nét văn hóa tại vùng Nagasaki tương đồng với Việt Nam. Thay vì mỗi người ăn ở trong các bát đựng thức ăn riêng thì họ lại để chung đồ vào một đĩa lớn và cùng nhau ăn uống, hay người dân bản địa thường ăn trên bàn tròn có trải vải đỏ, trong khi truyền thống Nhật là ăn trên bàn chữ nhật màu nâu.

Theo những quyển sách sử của Nhật, đặc biệt trong tài liệu của Hội Hữu Nghị Nagasaki - Việt Nam, theo tiếng Nhật tên của công nữ Ngọc Hoa là Wukaku (Vương Gia Cửu). 

Nhưng tên thân mật của bà lại là Anio - san. Và đằng sau cái tên này cũng có một câu chuyện rất đặc biệt, vì câu cửa miệng của bà khi gọi chồng là bằng tiếng Việt: “Anh ơi, anh ơi” nên cái tên Anio mới xuất hiện (vì cách phát âm Anio trong tiếng Nhật hơi giống với anh ơi”. Chính vì vậy, sau này khi muốn chỉ ai xinh đẹp, đáng yêu, người dân bản địa sẽ gọi họ với cái tên thân thương là Anio-san.

Ngày nay, người dân địa phương ở Nagasaki có nhiều lễ hội tôn vinh sự giao thương của người Nhật với nước ngoài.

Lễ hội Kunchi là sự kiện lớn trong năm của người dân tỉnh Nagasaki.

Trong đó lễ hội Kunchi diễn ra từ ngày 7 đến 9 tháng 10, có phục dựng lại mối tình đẹp của thương nhân Araki Sotaro và Ngọc Hoa. Người ta tạo hình một chiếc thuyền buôn với hình bé trai đóng Araki và bé gái trong vai Ngọc Hoa với trang phục truyền thống của Nhật Bản và Việt Nam là Yukata và áo dài Việt Nam.

Nếu muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản cũng như nhận được lộ trình học tiếng Nhật chi tiết nhất, bạn có thể nhận tư vấn tại: m.me/TiengNhatNamTrieu

Hiện nay, các khóa học Nam Triều đang sale đến 70% để tri ân các bạn học viên đã luôn tin tưởng và lựa chọn. Để nhận được tư vấn cụ thể về các khóa học và lộ trình, bạn có thể truy cập tại: m.me/TiengNhatNamTrieu

Facebook: https://www.facebook.com/TiengNhatNamTrieu

Youtube: Tiếng Nhật Nam Triều

Hotline: 0987 852 668


 

29/12/2022

Bình luận

  • 746 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?