Cùng Nam Triều học tiếng Nhật tìm hiểu văn hóa Nhật Bản
Kỳ nghỉ lễ Obon năm 2019 của Nhật Bản
Tháng Tám 2019 – Người Nhật đón kỳ nghỉ lễ dài (Renkyu) với tổng số 9 ngày nghỉ từ 10/8~18/8/2019.
Các bạn hiện đang ở Nhật Bản hay các bạn đang làm việc tại các công ty Nhật ở Việt Nam có được nghỉ theo lịch này không ạ?
Mình dự định sẽ đi chơi hay về quê trong dịp này?
Nam Triều mời các bạn học tiếng Nhật cùng tìm hiểu về Obon trong văn hóa và đời sống của người dân Nhật Bản nhé.

Tháng Tám – Lễ hội Obon

Trong văn hóa Nhật Bản, Obon là lễ hội Phật giáo nhằm thể hiện sự biết ơn đối với tổ tiên cội nguồn. Lễ hội Obon xuất hiện tại Nhật từ hơn 500 năm trước. Ngày nay, lễ hội này trở thành dịp để đoàn tụ gia đình và tham gia các tục lệ truyền thống như nhảy múa hay thả đèn lồng trôi sông.

Truyền thuyết Mục Kiều Liên cứu mẹ 

Nguồn gốc lễ hội bắt nguồn từ câu chuyện về một đệ tử nhà Phật có tên Mokuren (Mục Kiền Liên). Theo truyền thuyết, ông là người đã tu luyện nhiều năm và có nhiều pháp thuật. Để báo hiếu với người mẹ mất sớm, ông sử dụng pháp lực để tìm lại mẹ khắp nơi. Khi thấy mẹ mình đã biến thành quỷ đói, bị đày xuống địa ngục và chịu nhiều đau khổ, Mokuren tìm đến Đức Phật để hỏi cách giải thoát cho bà. Đức Phật nói rằng Mokuren phải mang đồ lễ cúng các nhà tu vào ngày 15 tháng 7. Ông thực hiện theo giúp đỡ của Đức Phật, đem đồ cúng cho những người tu hành ở dương gian vào đúng ngày đó. Sau khi hoàn thành lễ cúng, linh hồn mẹ ông được siêu thoát. Mokuren nhảy múa vui mừng. Từ đó, sự tích này trở thành một tục lệ. Người dân hàng năm tổ chức Obon để thể hiện lòng biết ơn tới cha mẹ và linh hồn tổ tiên, còn điệu múa trong lễ hội được gọi là Bon Odori.

Lịch nghỉ Lễ Obon năm 2019 (từ 9/8~18/8/2019)

Có thể nói kỳ nghỉ lễ Obon là dịp hiếm hoi để sum họp gia đình, kéo những người con đi xa trở về đoàn tụ với người thân của mình. Hầu hết những người đang ở xa đều về thăm cha mẹ, ông bà của mình, hoặc đi viếng mộ những người thân trong gia đình vào dịp này. Kỳ nghỉ này thực sự là ngày gia đình đối với những người Nhật Bản.

Thời gian diễn ra lễ hội Bon ở Nhật Bản

Theo truyền thuyết, Mokuren đã làm lễ cúng các nhà sư vào ngày 15 tháng 7. Đúng ra, ngày 15 tháng 7 sẽ là ngày mà lễ hội Obon được tổ chức. Tuy nhiên mỗi vùng lại hiểu truyền thuyết theo một cách khác nhau. Điều này dẫn đến việc lễ hội Bon có nhiều thời điểm tổ chức khác nhau tùy theo từng vùng khác nhau. Hiện có 3 mốc thời gian chính diễn ra lễ hội Bon ở Nhật Bản:

Bon tháng 7: lễ hội Bon tháng 7 được gọi là Shichigatsu Bon được tổ chức vào ngày 15/07 theo dương lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Bon tháng 7 có thể nhắc đến như Tokyo hay Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.

Điệu múa Bon - Bonorori ở vùng Kansai

Bon truyền thống: lễ hội Obon truyền thống được tổ chức vào ngày 15/07 theo Âm lịch. Các vùng tổ chức lễ hội Obon theo ngày 15 tháng 7 âm lịch có thể kể ra như tỉnh Shimane, tỉnh Hiroshima, tỉnh Kagawa, tỉnh Kochi ..

Bon tháng 8: đây là lễ hội Bon được tổ chức phổ biến nhất tại Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 dương lịch. Lễ hội Obon lớn nhất Nhật Bản được biết đến là lễ hội Obon ở Kyoto.

Những món ăn được dâng cúng trong lễ Obon

Lễ Obon là lễ phật nên các món ăn được dâng cúng thường là các món chay

  1. Món cơm
  2. Món canh miso
  3. Món nấu (củ, quả, nấm)
  4. Món chua (củ cải muối)
  5. Món ninh (đậu đỏ)

Các bạn thấy Lễ Obon ở Nhật và Lễ Vu lan ở Việt Nam có những nét tương đồng và khác biệt gì? Chia sẻ cho Nam Triều. 

Nam Triều cùng bạn học tiếng Nhật và trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.

Nguồn: wikipedia 

01/08/2019

Bình luận

  • 1740 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?