ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Nhật Bản (gọi tắt là Nhật) (tiếng Nhật: 日本, kana: にっぽん Nippon hoặc にほん Nihon), tên chính thức: Nhật Bản Quốc (tiếng Nhật: 日本国, kana: にっぽんこくNippon-koku hoặc にほんこく Nihon-koku) là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật BảnBiển Hoa ĐôngTrung Quốcbán đảo Triều Tiênvà vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam. Chữ kanji trong quốc hiệu Nhật Bảnnghĩa là "gốc của Mặt Trời", và người ta thường gọi Nhật Bản bằng biệt danh "Đất nước Mặt Trời mọc".

Nhật Bản là một quần đảo núi lửa với khoảng 6.852 đảo, chủ yếu nằm trong khu vực ôn đới với bốn mùa rõ rệt, nhưng có khí hậu khác biệt dọc theo chiều dài đất nước. Bốn hòn đảo lớn nhất là HonshuHokkaidoKyushu và Shikoku chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này, nhưng phần nhiều chỉ là rừng và núi với nguồn tài nguyên khoáng sản rất hạn chế. Quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý.

Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ mười thế giới, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Người Nhật chiếm khoảng 98,5% tổng dân số đất nước. Gần 9,1 triệu cư dân sống tại trung tâm Tokyo,[12](thủ đô không chính thức của đất nước), cũng là thành phố đông dân thứ tám trong khối OECD và là thành phố toàn cầu đứng hàng thứ tư thế giới.[13] Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô và một vài tỉnh xung quanh nó, là đại đô thị lớn nhất thế giới với hơn 35 triệu dân và có nền kinh tế đô thị hóa cao nhất hành tinh.

Các nghiên cứu khảo cổ chỉ ra rằng đã có người định cư tại Nhật Bản từ thời Thượng kỳ đồ đá cũ. Những ghi chép đầu tiên đề cập đến quốc gia này nằm trong các thư liệu lịch sử Trung Hoa có từ thế kỷ thứ nhất Công Nguyên. Thoạt đầu chịu ảnh hưởng từ các vùng đất khác, chủ yếu là Đế quốc Trung Quốc, tiếp đến là giai đoạn tự cách ly, về sau thoát khỏi sự chi phối của thế giới phương Tây, đã hình thành những nét đặc trưng trong lịch sử và văn hóa Nhật Bản. Từ thế kỷ XII đến năm 1868, Nhật Bản liên tục thuộc quyền cai trị của các quân nhân phong kiến shogun nhân danh Thiên hoàng.

Quốc gia này bước vào quá trình cô lập kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ XVII, và chỉ kết thúc vào năm 1853 khi một hạm đội của Hoa Kỳ gây áp lực buộc Nhật Bản phải mở cửa với phương Tây. Gần hai thập kỷ nội chiến và bạo loạn đã xảy ra trước khi Thiên hoàng Minh Trị tái thiết lại đất nước trong vai trò nguyên thủ vào năm 1868 và khai sinh Đế quốc Nhật Bản, với Thiên hoàng trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, công nghiệp hóa tại Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ, đất nước phát triển nhanh, vào đầu thế kỷ 20 thì Nhật Bản đã trở thành quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất châu Á và sánh ngang nhiều nước Tây Âu.

Những thắng lợi sau chiến tranh Thanh-Nhậtchiến tranh Nga-Nhật và Chiến tranh thế giới thứ nhất đã cho phép Nhật Bản đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại Trung Quốc và Triều Tiên, mở rộng đế chế của mình và củng cố quyền lực của chủ nghĩa quân phiệt. Cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1937 đã nhanh chóng lan rộng thành một phần của Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1941, mà cuối cùng kết thúc vào năm 1945 sau vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Từ thời điểm bản Hiến pháp mới được ban hành năm 1947, Nhật Bản duy trì chế độ quân chủ lập hiến kết hợp dân chủ đại nghị, trong đó cơ quan lập pháp dân cử là Quốc hội Nhật Bản.

Source: Wikipedia 2019

31/01/2020

Bình luận

  • 3958 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?