Ngại tương tác trong quá trình học

Học ngoại ngữ, việc quan trọng nhất vẫn chính là khả năng sử dụng ngoại ngữ đó một cách trôi chảy, lưu loát, giao tiếp tốt là cái đích cuối cùng của việc học tiếng Nhật. Khi vừa mới bắt đầu khóa học tiếng Nhật, nếu ngại tương tác giữa với giáo viên, hay với các bạn học viên khác, bạn sẽ dễ nản khi học lên các cấp cao hơn. Nhất là với kỹ năng nói, cần sự luyện tập phản xạ lâu dài. Bạn cần dần dần hạn chế tâm lý sợ sai, vì khi mới bắt đầu ai cũng có trình độ tương đương nhau mà thôi.

Bạn cần dần dần hạn chế tâm lý sợ sai, vì khi mới bắt đầu ai cũng có trình độ tương đương nhau thôi.

Không học kỹ Kanji

Trong giai đoạn bắt đầu các khóa học tiếng Nhật, các bạn làm quen với Kanji, bắt đầu những đường nét khác không đơn giản như hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana nữa. Kanji cũng bắt đầu xuất hiện trong câu, và bạn cảm thấy khó chịu với nó khi trong một Kanji lại chứa quá nhiều yếu tố cần phải nhớ, nào là âm ON, âm KUN, âm HÁN VIỆT, mà cứ mỗi loại lại nhiều âm khác nhau, rồi thì ví dụ, cách viết, bộ, nét, v.v…Rất nhiều bạn đến đây thì bỏ cuộc, bỏ luôn khóa học tiếng Nhật mới bắt đầu không nói gì thêm nữa.

Sai lầm ở chỗ, việc xuất hiện Kanji trong câu thực chất là một tin vui vì khi đó bạn sẽ đọc rất nhanh, không giống như một rừng chữ Katakana không biết ngắt ở đâu, dừng ở đâu. Sự xuất hiện của Kanji khiến bạn dịch câu cũng nhanh hơn, vì khi đó bạn thấy rõ đâu là trợ từ, đâu là danh từ, động từ rất rõ nét. Kanji cũng giúp văn bản ngắn gọn hơn rất nhiều. 


Kanji cũng giúp văn bản ngắn gọn hơn rất nhiều. 

Ít chịu nghe

Phản ứng thông thường của những bạn mới học tiếng Nhật và bắt đầu luyện nghe là: “Sao mà tiếng Nhật nhanh quá!”.  Bạn không đủ khả năng nắm bắt được ý nghĩa, đôi khi nghe một lèo chẳng hiểu gì cả. Rồi nản.

Đó hoàn toàn là điều rất bình thường khi bạn mới bắt đầu một khóa học tiếng Nhật. Bạn cần hiểu rằng mình cần xây dựng cho bộ não bộ giải mã những âm thanh hoàn toàn xa lạ không phải tiếng mẹ đẻ. Nên đừng nản khi chẳng hiểu gì cả. Lời khuyên của mình, dù không hiểu vẫn hãy cứ nghe, cứ để âm thanh của những đoạn hội thoại, đoạn văn đó trong tâm trí bạn. Để bộ não làm quen dần với chúng. Cùng với thời gian, song song với việc kết hợp học về động từ, cấu trúc câu, từ vựng, việc nghe tiếng Nhật sẽ dần dần sáng tỏ hơn với bạn. Hãy bắt đầu từ những đoạn dễ đến khó dần, để tai bạn đủ thời gian để thích ứng với tiếng Nhật. Một kế hoạch luyện nghe có phương pháp, hoặc lựa chọn cho bạn một giáo trình nghe nào đó và theo đuổi nó là điều rất cần thiết cho bạn. 

Học quá nhanh

Một sai lầm khi mới học tiếng Nhật đó là các bạn học quá nhanh. Với tâm lý nhanh chóng muốn đạt được một cái gì đó, người học thường tập trung và tốc độ thay vì chất lượng học tập. Ví dụ, với kiến thức mới bạn thường học đi học lại nhiều lần trong một giờ cho đến khi thuộc làu và yên tâm rằng mình đã ghi nhớ nó. Tuy nhiên, kiến thức ấy rất dễ “rơi rụng” ngay trong ngày hôm sau. Bạn nên học châm, từ tốn và ôn tập kiến thức trong nhiều ngày, mỗi ngày khoảng 15 - 20 phút. Với cách này, não bộ sẽ “mưa dầm thấm lâu” và nhớ được trong thời gian đáng kinh ngạc.

Chỉ tập trung luyện đề JLPT

Có thể vì sức ép bằng cấp buộc phải có N2 hay N3, v.v… cho công việc hoặc hồ sơ yêu cầu du học hay tu nghiệp mà bạn lựa chọn cho mình cách học tiếng Nhật chỉ để thi năng lực Nhật ngữ. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt điều này, học các khóa học tiếng Nhật để luyện thi năng lực Nhật ngữ khác với học tiếng Nhật như một ngôn ngữ nước ngoài để mình có thể hiểu và diễn đạt tốt nó.

Nếu bạn hoàn toàn quyết định học tiếng Nhật nghiêm túc và mong muốn sử dụng tiếng Nhật một cách thành thục thì hãy có lộ trình học đúng để khi đã vững vàng kiến thức, bạn mới bắt đầu luyện thi.

Hãy có lộ trình học đúng để khi đã vững vàng kiến thức, bạn mới bắt đầu luyện thi.

Học lệch các kỹ năng

Dù đã học đến N3, N2 nhưng nhiều bạn vẫn không thể nghe tốt dù có thể nói tốt, và viết tốt, rồi ngược lại. Có thể bạn chú tâm vào nói tiếng Nhật nhưng không đầu tư đủ thời gian cho kanji, hoặc quá chú tâm vào luyện ngữ pháp mà không luyện cho mình phản xạ khi giao tiếp. Cũng có thể bạn rất giỏi Kanji và đọc hiểu nhưng lại yếu về nghe hiểu. Những trường hợp như vậy phần nhiều là do lượng thời gian bạn đầu tư cho các kĩ năng không cân đối với khả năng hay sở thích của bạn. Bạn cần hiểu mình mạnh ở kỹ năng nào, và có kế hoạch đầu tư thời gian thích hợp dựa vào kết quả các bài kiểm tra hoặc sự tư vấn của các giáo viên.

Để tránh những sai lầm trên, bạn cần lựa chọn các khóa học tiếng Nhật phù hợp nguyện vọng của bản thân để bắt đầu việc học tiếng Nhật đúng cách. Hãy tham khảo thật kỹ lộ trình, giáo viên cũng như phương pháp học trước khi bắt đầu nhé! 

Tham khảo các khóa học tiếng Nhật, luyện thi JLPT các cấp độ tại trung tâm tiếng Nhật Nam Triều. Nam Triều với đội ngũ giáo viên tâm huyết, luôn tận tâm với học viên và đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm trên trong quá trình học tại trung tâm.

Facebook: https://www.facebook.com/TiengNhatNamTrieu

Để được tư vấn và hỗ trợ thông tin khóa học: : m.me/TiengNhatNamTrieu

Youtube: Tiếng Nhật Nam Triều

Hotline: 0987 852 668

 

18/07/2021

Bình luận

  • 1141 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?