MẸO ĐẠT ĐIỂM TUYỆT ĐỐI BÀI THI JLPT N3

JLPT N3 là chứng chỉ mà hầu hết người học tiếng Nhật đều phấn đấu để đạt được với mục đích phục vụ công việc, học tập. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng chinh phục bài thi JLPT vì trình độ N3 được xem là trình độ “khó nhằn”. Vậy thì chúng ta cần phải làm gì để có thể chinh phục được bài thi JLPT N3 một cách trọn vẹn nhất.

Hãy cũng Nam Triều xem lại cấu trúc bài thi JLPT N3 và những mẹo làm bài được giáo viên nhà Nam Triều tổng hợp bạn nhé!

1. Phân bố thời gian và số điểm từng phần trong bài thi N3

Thời gian (phút)

Nội dung

Số câu

Điểm  tối đa

Điểm liệt

Điểm đỗ

30

Kanji

14

60

19

95

Từ vựng

21

70

Ngữ pháp

23

Đọc hiểu

16

60

19

40

Nghe hiểu

28

60

19


2.  Dạng bài cụ thể từng phần và một số mẹo khi làm bài N3


2. 1. 言語知識・文字語彙: Kiến thức ngôn ngữ (Từ vựng, Chữ Hán) – 30p

* Bài 1: Tìm cách đọc của chữ Hán: → Hiragana

Chữ Kanji sẽ có trong 1 câu và bạn phải tìm cách đọc Hiragana tương ứng

* Bài 2: Ngược lại bài 1: Hiragana → Kanji

Với bài 1,2 cần nắm chắc được cách đọc chữ Hán

* Bài 3: Tìm từ vựng phù hợp ý nghĩa :

Với bài này, cần dịch được tương đối nội dung của câu và hiểu nghĩa của các đáp án, lựa chọn đáp án chính xác nhất.

Có thể lựa chọn cách làm: loại trừ đáp án.

* Bài 4: Tìm cụm từ có cùng ý nghĩa

- Dịch được nghĩa của từ gốc

- Chọn từ/cụm từ gần nghĩa nhất bằng cách: gạch chân vào từng câu có những nội dung sai khác với câu gốc và lựa chọn đáp án còn lại.

* Bài 5: Tìm cách sử dụng đúng của từ

- Bạn cần hiểu rõ nghĩa của từ và hoàn cảnh sử dụng của từ để chọn được đáp án chính xác.

- Có thể gạch chân vào phần thấy sai khác về ý nghĩa trong từng đáp án.

 

2.2.  言語知識・文法、読解:  Kiến thức ngôn ngữ (Ngữ pháp và Đọc hiểu) – 70p

Ngữ pháp – 文法

* Bài 1: lựa chọn động từ/mẫu ngữ pháp phù hợp

+ Xác định xem câu trả lời là mang nghĩa Phủ định hay Khẳng định

+ Cần xác định từ trước và sau chỗ trống, chú ý nghĩa toàn câu và chọn đáp án phù hợp

+ Với những câu lựa chọn kính ngữ: chú ý những từ trong câu có mang sắc thái kính ngữ, trang trọng hay không?

+Câu chọn động từ bị động/chủ động: chú ý các trợ từ, chủ ngữ để xác định rõ động từ …

* Bài 2: Sắp xếp những từ trong đáp án vào chỗ trống để hoàn thành câu

Dạng bài này, bạn cần chú ý đến từ gần chỗ trống đầu tiên và cuối cùng nhất, sau đó bạn sẽ lựa chọn được 2 từ phù hợp tương ứng ở vị trí đầu và cuối.

Còn 2 từ ở giữa bạn chú ý sắp xếp ngữ pháp, ý nghĩa là sẽ hoàn thành được câu

* Bài 3: Đề bài là 1 bài văn, có những chỗ trống. và phải lựa chọn đáp án phù hợp để điền vào chỗ trống.

Đọc và dịch nghĩa đến đâu sẽ chọn đáp án phù hợp và điền vào chỗ trống tới đó. Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian làm bài và sẽ hiểu nội dung dễ dàng hơn.

Đọc hiểu-読解

* Bài 4: Bài đọc Ngắn(短文)

1 đoạn văn – 1 câu hỏi

+ Bạn nên đọc câu hỏi trước để hiểu được hỏi cái gì, sau đó mới đọc nội dung

+ Với dạng bài này, có trường hợp chỉ hỏi 1 ý nhỏ trong đoạn văn đó, có trường hợp hỏi: “ ý tác giả muốn nói là gì?”…

+ Sau khi đọc nội dung thì đọc 4 đáp án, loại trừ những đáp án ko hợp lý, lựa chọn đáp án chính xác.

+ Với dạng bài này, bạn có thể dùng cách gạch chân những nội dung sai khác ở các đáp án, dùng phương pháp loại trừ, chọn ra đáp án đúng.

* Bài 5, 6: Bài đọc Trung, Dài(中文・長文)

Với loại bài này, 1 bài đọc sẽ có nhiều câu hỏi.

+ Đọc câu hỏi trước khi đọc đoạn văn

+ Câu hỏi cuối cùng thường là câu hỏi bao quát nội dung: đoạn văn ấy nói về cái gì? Hay tác giả muốn nói gì?

+ Những câu hỏi còn lại thì thường tương ứng với thứ tự của đoạn văn:

VD: câu 1 thường liên quan đến đoạn đầu, nên bạn chú ý vừa đọc câu hỏi vừa đọc đoạn văn và vừa trả lời

* Bài 7: Đọc, hiểu tìm thông tin

Chú ý đọc câu hỏi trước, tìm những nội dung liên quan và thực hiện phương pháp loại trừ để chọn đáp án chính xác nhất.

Loại bài này thường nằm cuối đề thi Đọc hiểu và thường khá dễ lấy điểm nhưng dễ bị cuống khi chọn đáp án, bạn nên làm đầu tiên trong phần thi Đọc hiểu.

 

2. 3. 聴解– Nghe (40p)

(Không còn dạng bài nghe nhìn tranh như N4, N5)

* Dạng 1: Nghe có thông tin câu trả lời

+ Bạn sẽ được nghe câu hỏi trước, do đó cần hiểu chính xác nội dung câu hỏi: hỏi về cái gì? Hay hỏi ai?

VD: Dạng này hay có câu hỏi: Nhân vật nữ/nam “ngay sau đó” sẽ làm gì ?...

Nên bạn cần chú ý xác định, câu hỏi là nam hay nữ? và nghe chọn lọc thông tin “ngay sau đó” là hành động gì?...

* Dạng 2: Nghe không tranh

+ Bạn cần nghe chính xác câu hỏi trước.

+ Khi nghe nội dung chú ý ghi chú những thông tin quan trọng, liên quan đến câu hỏi.

+ Nghe câu hỏi lại 1 lần nữa và nghe 4 đáp án, lựa chọn đáp án chính xác.

Bạn đã nắm được cấu trúc đề thi JLPT N3 và những mẹo nhỏ trong quá trình làm bài để đạt được số điểm cao nhất chưa?

Nếu cần chia sẻ thêm bất cứ thông tin nào, bạn có thể truy cập link sau để được hỗ trợ: https://bitly.com.vn/Np1ml

Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết về các khóa học của Tiếng Nhật Nam Triều tại địa chỉ:

Facebook: https://www.facebook.com/TiengNhatNamTrieu

Để được tư vấn và hỗ trợ thông tin khóa học: https://bitly.com.vn/Np1ml

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCm_OswCpAFKbpIEO9odrdwA

Hotline: 0987 852 668

04/11/2020

Bình luận

  • 3419 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?