Kỳ thi du học Nhật Bản EJU gồm các môn thi: Tiếng Nhật; Tự nhiên (Vật lý, Hóa Học, Sinh vật); Xã hội Tổng hợp; Toán học. Thí sinh lựa chọn môn thi theo yêu cầu của trường đại học Nhật Bản mà mình mong muốn ứng tuyển. Bài thi có thể lựa chọn ngôn ngữ Tiếng Nhật hoặc Tiếng Anh nên thí sinh cần lựa chọn ngôn ngữ dự thi ngay từ khi đăng ký (riêng bài thi Tiếng Nhật chỉ có ngôn ngữ Tiếng Nhật).   

     EJU được sử dụng để đánh giá liệu du học sinh có mong muốn nhập học tại trường đại học, cơ sở giáo dục của Nhật Bản; có đủ năng lực ngôn ngữ Tiếng Nhật cũng như các kiến thức học thuật cần thiết để học tập tại các trường Nhật Bản mà mình có nguyện vọng hay không.

Sau đây Nam Triều xin giới thiệu với các bạn nội dung để ôn tập cho môn thi TIẾNG NHẬT

I. Thành phần môn thi

Kỳ thi này bao gồm các phần nội dung yêu cầu khả năng hiểu tiếng Nhật (Đọc hiểu, Nghe hiểu, Nghe Đọc hiểu) và phần nội dung (Viết luận).

II. Mô tả về các phần thi

1. Phần Đọc hiểu, Nghe hiểu, Nghe đọc hiểu

Phần Đọc hiểu chủ yếu được đề ra qua các bài văn, đôi khi còn có các thông tin mô tả ngoài đoạn văn như bảng biểu, gạch đầu dòng v.v… Phần Nghe hiểu được ra đề hoàn toàn bằng âm thanh, Phần Nghe Đọc hiểu được gồm âm thanh và thông tin hình ảnh như bảng biểu, thông tin bằng chữ.

(1) Năng lực yêu cầu

Trong phần Đọc hiểu, Nghe hiểu, Nghe Đọc hiểu, kỹ năng yêu cầu là hiểu được thông tin qua đoạn văn, cuộc hội thoại, nắm được sự liên quan giữa các thông tin. Sử dụng được các thông tin để đưa ra được cách giải thích logic và hợp lý. Cụ thể là các năng lực cần có dưới đây.

  1. Năng lực Hiểu trực tiếp

Yêu cầu khả năng hiểu và lĩnh hội được các nội dung được thể hiện rõ ràng qua ngôn ngữ trong đề bài. Ví dụ, yêu cầu về các kỹ năng dưới đây:

  • Hiểu được chính xác nội dung được thể hiện trong đoạn văn, hội thoại.
  • Hiểu được nội dung chủ điểm, ý tưởng trong đoạn văn, hội thoại.
  1. Khả năng hiểu mối liên kết

Yêu cầu khả năng hiểu được liên quan giữa các thông tin xuất hiện trong đoạn văn, hội thoại. Ví dụ, yêu cầu về các kỹ năng dưới đây:

  • Phân biệt được thông tin nào là quan trọng trong đoạn văn, hội thoại.
  • Hiểu được mối liên quan giữa các thông tin với nhau.
  • Có thể đối chiếu, so sánh thông tin được thể hiện qua các hình thức, phương tiện truyền tải khác nhau (âm thanh, văn bản, bảng biểu…)
  1. Khả năng sử dụng thông tin

Yêu cầu khả năng sử dụng các thông tin đã hiểu được để đưa ra các giải thích hợp lý, logic. Ví dụ, yêu cầu về các kỹ năng dưới đây:

- Có thể đưa ra kết luận/kết quả của đoạn văn, hội thoại

- Có thể khái quát lại nội dung đã được trình bày của đoạn văn, hội thoại

- Có thể vận dụng các luận điểm tổng quát đã được trình bày trong đoạn văn, hội thoại vào các trường hợp cụ thể

- Có thể tổng hợp, bổ sung thông tin đã được trình bày qua các hình thức, phương thức truyền tải khác nhau (âm thanh, văn bản, bảng biểu) và đưa ra giải thích logic, hợp lý

(2) Các loại đoạn văn, hội thoại có thể được hỏi

Các năng lực được yêu cầu ở mục (1) sẽ được hỏi thông qua đoạn văn, hội thoại có đề tài về học tập, đời sống sinh hoạt trong bối cảnh như là trường đại học,… Cụ thể là các đoạn văn, hội thoại như sau:

Đọc hiểu:

- Thuyết minh

- Nghị luận

- Văn bản thực tế áp dụng trong đời sống (liên quan đến học tập, sinh hoạt trong bối cảnh như trường đại học…)

Nghe hiểu, Nghe Đọc hiểu:

- Bài giảng, diễn thuyết

- Trao đổi ý kiến hoặc trả lời câu hỏi, phát biểu liên quan đến khảo sát, luyện tập

- Lời khuyên, hướng dẫn cũng như thảo luận về học tập hoặc đời sống sinh hoạt.

- Các cuộc hội thoại ứng dụng trong thực tế.

2. Phần thi viết

(1) Năng lực yêu cầu

Trong phần thi viết, kỳ thi yêu cầu năng lực để “viết ra suy nghĩ của bản thân bằng cách đưa ra cơ sở lập luận, xây dựng khung bài viết theo yêu cầu của chủ đề được đưa ra”. Cụ thể, yêu cầu về các khả năng dưới đây:

- Có thể hiểu được chính xác nội dung của đề tài và trình bày được quan điểm, kết luận suy ra từ nội dung

- Có thể đưa ra các căn cứ và ví dụ thực tế hợp lý và hiệu quả để củng cố quan điểm, kết luận không

- Có thể xem xét và đánh giá trên nhiều khía cạnh, góc nhìn thay vì một góc nhìn khi dẫn dắt đưa ra quan điểm, kết luận.

- Có thể dựa trên việc sắp xếp ý kiến, kết luận, đưa ra các lập luận và ví dụ thực tế hợp lý, hiệu quả để hoàn thành một bài luận.

- Có thể sử dụng ngữ pháp, từ vựng, cách thể hiện thích hợp để triển khai bài viết luận theo đoạn văn phù hợp với trình độ học sinh phổ thông.

(2) Yêu cầu

- Lập luận, trình bày ý kiến bản thân về một hoặc nhiều quan điểm được đề đưa ra.

- Giải thích về hiện trạng của vấn đề nào đó, bàn luận về phương pháp giải quyết, dự đoán tương lai v.v…

Nguồn thông tin tham khảo từ Văn phòng đại diện Jasso tại Việt Nam

 

26/02/2020

Bình luận

  • 1852 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?