Ngôn ngữ chính là công cụ để chúng ta giao tiếp hàng ngày. Mỗi người sẽ có những cách dùng ngôn ngữ khác nhau. Dù mục đích của mỗi người khác nhau nhưng ai trong chúng ta cũng mong muốn mình thành thạo ngoại ngữ đó. Vậy làm thế nào để giỏi ngoại ngữ, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

 

1. Xác định bạn muốn giao tiếng thành thạo vì mục đích gì? Mục tiêu học ngôn ngữ hiện tại của bạn là gì?

Để giao tiếp thành thạo không có chuyện ngồi yên cầu nguyện mỗi ngày, mong chờ các cụ độ qua kỳ thi hay giúp bạn tăng lương, phản xạ nhanh khi nói chuyện với người bản xứ. Muốn có được những điều này bạn phải biết cách tự nỗ lực và học tập chăm chỉ mỗi ngày. 

Quan trọng nhất, bạn cần xác định được rõ ràng mục tiêu và mục đích học tiếng của mình để tránh những giai đoạn mông lung, mất phương hướng. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc Smart để đặt mục tiêu cho mình như 5 tiêu chí dưới đây:

  • S – Specific : Cụ thể, dễ hiểu.
  • M – Measurable : Đo lường được
  • A – Attainable : Có thể đạt được
  • R – Relevant : Thực tế
  • T – Time-Bound : Thời gian hoàn thànhThiết lập mục tiêu là gì? 12 bước thiết lập mục tiêu của BRIAN TRACYNguyên tắc SMART là một trong những công cụ giúp bạn đặt mục tiêu đơn giản và hiệu quả nhất

 Ví dụ: Mục tiêu của bạn là đạt được JLPT N3 tiếng Nhật và bạn bắt đầu phác thảo nó một cách cụ thể hơn bằng nguyên tắc Smart.

  • S – Specific : Cụ thể hơn bài thi JLPT của bạn 

Thi JLPT N3 với phần:

Kiến thức ngôn ngữ (Từ vựng, Kanji, Ngữ pháp): 60 điểm

Đọc hiểu: 60 điểm

Nghe hiểu: 60 điểm

  • M – Measurable : Đo lường đơn vị bài học, những bài thi thử

Một tháng bạn làm bao nhiêu đề, học được bao nhiêu bài mới hãy ghi ra.

  • A – Attainable : Có thể đạt được

Bạn đặt mục tiêu chung là 4 tháng sẽ thi được JLPT N3 nhưng hãy phân nhỏ thời gian ra như 2 tháng bạn sẽ học được 50% nghe hiểu và ngữ pháp. 2 tháng còn lại cày đọc hiểu. Như vậy bạn sẽ dễ kiểm soát những gì mình học hơn và năm chắc việc thực hiện mục tiêu có khả quan hay không.

  • R – Relevant : Thực tế

Mục đích thi JLPT của bạn là gì? Để tăng lương, du học, hay xem phim không cần sub, hãy ghi cụ thể ra nhé.

  • T – Time-Bound : Thời gian hoàn thành

​​​​​​​4 tháng từ ngày 01/08/2022 - 31/12/2022.

 

2. Bỏ ngay tâm lý sợ sệt, ngại ngùng khi nói ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ.

Nếu bạn học ngôn ngữ trong nhiều năm, thậm chí được sinh sống trong môi trường có nhiều người giao tiếp bằng ngôn ngữ đó nhưng vẫn không thể nói được, vậy thì có hai nguyên nhân: 

- Thứ nhất ngôn ngữ bạn đọc học chỉ phục vụ cho những kỳ thi và không có tính ứng dụng cao trong giao tiếp thường ngày. Hay chúng ta thường gọi đó là lý thuyết suông.  

- Thứ hai môi trường của bạn có nhiều người giao tiếp bằng ngôn ngữ đó nhưng bạn không hề giao tiếp với họ mà chỉ tìm kiếm, thân thiết với những người đồng hương của mình. Tất nhiên bạn đang lãng phí một nguồn tài nguyên học tập vô cùng giá trị và tự tước đi cơ hội nâng cao trình độ giao tiếp của mình. 

Stream Ngại Nói - Tú Đào Ft. EZ.Fluv 「LO F I - S L O W ] by ????????????????????.H |  Listen online for free on SoundCloud

Ngại không nói là một trong những điều khiến tình hình học ngôn ngữ của bạn "dậm chân tại chỗ" 

Nếu vẫn tiếp tục giữ thói quen ngại ngùng khi giao tiếp, lâu dần bạn sẽ không còn muốn nói bất kì một điều gì bằng ngôn ngữ đó nữa. Vậy nỗi sợ khi giao tiếp của bạn là gì?

- Phải chăng vì sợ người bản xứ chê bạn nói kỳ nhưng bạn hãy thử tưởng tượng nếu một người nước ngoài nói tiếng Việt nhưng họ nói không quá lưu loát. Bạn có suy nghĩ kỳ thị họ không hay sẽ phản ứng :”Wow, tây này nói tiếng Việt giỏi ghê!”. Vì vậy bạn đừng lo khi nói người bản xứ sẽ cười mình nhé, thực ra họ không quá để ý như vậy đâu.  

- Hay bạn lo rằng giao tiếp bằng ngôn ngữ khác sẽ biến mình thành trò hề trong mắt bạn bè vì chưa thể nói một cách lưu loát và đôi khi còn ngắc ngứ. Nhưng giữa việc chọn lựa một hình ảnh không giỏi ngoại ngữ tạm thời với những người bạn và cảnh thất nghiệp, lương bấp bênh khi không giao tiếp được ngoại ngữ. Bạn sẽ chọn điều nào đây?

Hãy rũ bỏ mọi sự ngại ngùng, lo lắng của bạn khi nói bất kỳ một ngôn ngữ nào đó. Tiếp tục tự tin và suy nghĩ tích cực, chăm chỉ luyện tập, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng. 

 

3. Đừng lầm tưởng cứ nói những từ khó là giỏi ngoại ngữ.

Nam Triều biết có không ít bạn cho rằng cứ nói những từ khó thật khó, ít người biết thì sẽ trở nên “xịn”. Song có điều những từ khó thường ít được dùng và mất nhiều thời gian để học nó. Và đôi khi bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản vì mãi không thuộc được từ khó đó, bạn cố ghi nhớ để nhồi nhét nó vào trong bài thuyết trình hay giao tiếp hàng ngày nhưng lại quên mất khi cần. Bởi từ đó không phải của bạn, bạn không thoải mái, tự tin nhất khi dùng nó. Chính vì vậy, cố gắng ép buộc mình nhớ một từ gì đó cũng giống như một cơn ác mộng. 

Tại sao người Việt nói tiếng anh kém như vậy?Không phải cứ nói từ khó là xịn đâu nha!

Nếu mỗi ngày đều tự chăm chỉ luyện tập chắc chắn ngày bạn giỏi ngôn ngữ sẽ không còn xa. Cố lên, chúc bạn may mắn! Nam Triều với 16 năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi JLPT luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường chinh phục ngôn ngữ và thắp lửa đam mê tiếng Nhật. Nếu muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản cũng như nhận được lộ trình học tiếng Nhật chi tiết nhất, bạn có thể nhận tư vấn tại: m.me/TiengNhatNamTrieu

Để tìm hiểu khóa học của Nam Triều bạn tham khảo link sau:

Facebook: https://www.facebook.com/TiengNhatNamTrieu

Youtube: Tiếng Nhật Nam Triều

Hotline: 0987 852 668

 

01/08/2022

Bình luận

  • 517 lượt xem
Liên hệ
Đầu trang
 
Bạn cần hỗ trợ?